Tin tức
Định lượng Haptoglobin và ý nghĩa trong chẩn đoán thiếu máu tan máu
- 21/04/2020 | Xét nghiệm Myoglobin giúp chẩn đoán sớm bệnh lý về cơ tim
- 23/12/2019 | Xét nghiệm điện di huyết sắc tố giúp xác định hemoglobin bất thường
1. Haptoglobin là gì?
Haptoglobin là một glycoprotein (protein alpha-2 globin) được tổng hợp chủ yếu tại gan, ngoài ra các mô như da, phổi, thận cũng có thể sản xuất. Haptoglobin có chức năng chính là liên kết cố định với hemoglobin tự do trong máu để ngăn chặn không cho các phân tử hemoglobin tự do xuất hiện trong dòng tuần hoàn.
Liên kết haptoglobin-hemoglobin
Bình thường trong hệ tuần hoàn máu có rất ít hemoglobin tự do, tuy nhiên do một nguyên nhân nào đó dẫn đến các hồng cầu bị phá hủy, nó sẽ giải phóng ra hemoglobin tự do. Khi đó, haptoglobin do gan tổng hợp sẽ gắn với hemoglobin tự do, phức hợp chất được tạo thành (haptoglobin-hemoglobin [Hp/Hb]) được vận chuyển ngược trở lại gan và tại đó các thành phần của phức hợp chất này (bao gồm sắt và hem) được tái sử dụng. Quá trình tái hấp thu trên giúp bảo tồn kho dự trữ sắt của cơ thể do ngăn không cho sắt bài xuất qua nước tiểu đồng thời bảo vệ thận khỏi tổn thương của hemoglobin và quá trình tái quay vòng sử dụng này sẽ phá hủy haptoglobin được cơ thể tổng hợp.
Phức chất Haptoglobin - Hemoglobin trong hệ tuần hoàn máu
Khi có một số lượng lớn các hồng cầu đồng loạt bị phá hủy dẫn đến tăng hemoglobin tự do trong máu, tăng liên kết phức hợp chất haptoglobin - hemoglobin. Bởi vậy tốc độ phá hủy haptoglobin tại gan sẽ cao hơn tốc độ tạo mới cũng tại gan của haptoglobin từ đó nồng độ haptoglobin trong máu sẽ giảm đi bởi tình trạng phá hủy hồng cầu.
Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do có thể do tan máu, van cơ học tim bị đứt hỏng và có các kháng thể bất thường trong phản ứng truyền máu đều có thể gây tình trạng thiếu hụt nồng độ haptoglobin rất nhanh, do protein này không thể được tổng hợp trong một thời gian ngắn.
2. Vai trò của xét nghiệm định lượng haptoglobin trong chẩn đoán thiếu máu tan máu
Bình thường nồng độ trong máu của haptoglobin vào khoảng 0.14 - 2.58 g/L.
Định lượng haptoglobin kết hợp với công thức máu và số lượng hồng cầu lưới có thể hỗ trợ cho chẩn đoán thiếu máu tan máu.
Thiếu máu tan máu trong lòng mạch thường giảm nồng độ haptoglobin, tăng số lượng hồng cầu lưới, giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit.
Mặt khác, nếu số lượng hồng cầu lưới tăng nhưng định lượng haptoglobin bình thường, tức tan máu chỉ xảy ra ngoài mạch máu, do sự phá hủy của tế bào tại gan, lách do không có sự giải phóng hemoglobin tự do trong máu dẫn đến không xảy ra tình trạng gắn hemoglobin và haptoglobin.
Nếu cả nồng độ haptoglobin và số lượng hồng cầu lưới bình thường kèm theo dấu hiệu thiếu máu, nhiều khả năng là tình trạng thiếu máu không phải do tan hồng cầu gây nên, thay vào đó có thể có các nguyên nhân trong quá trình sản xuất tế bào, chẳng hạn thiếu máu bất sản.
Nồng độ haptoglobin giảm nhưng không kèm theo dấu hiệu thiếu máu có thể chỉ ra tổn thương gan, vì gan không sản xuất đủ haptoglobin.
3. Xét nghiệm định lượng haptoglobin máu khi nào?
Xét nghiệm định lượng haptoglobin có nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán, tìm nguyên nhân và điều trị bệnh lý thiếu máu tan máu.
Xét nghiệm định lượng haptoglobin
Những trường hợp sau cần chỉ định xét nghiệm định lượng haptoglobin:
- Đánh giá hội chứng viêm: haptoglobin thường tăng khi có phản ứng viêm, nhiễm trùng cấp tính, mạn tính, bệnh thấp khớp cấp, bệnh động mạch, tắc mật, nhiễm trùng mạn, bệnh tạo u hạt, tình trạng viêm, bệnh lý khối u tăng sinh ác tính, loét dạ dày tá tràng, viêm phổi, sau nhồi máu cơ tim, có thai, hoại tử mô, lao, viêm đại tràng loét, bệnh hệ thống tạo keo.
- Đánh giá tình trạng tan máu: Bạn có thể xuất hiện một vài triệu chứng như vàng da, niêm mạc, hoa mắt, chóng mắt, gan, lách, hạch, gặp trong một số bệnh lý bệnh Thalassemia, bệnh lý huyết sắc tố bất thường, bệnh hồng cầu hình cầu, bệnh hồng cầu hình liềm, hemoglobin niệu kịch phát xảy ra vào ban đêm, thiếu máu do tan máu tự miễn.
4. Quy trình xét nghiệm định lượng haptoglobin
- Lấy mẫu bệnh phẩm: Xét nghiệm được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm là máu tĩnh mạch (người bệnh không cần nhịn ăn trong quá trình lấy mẫu), có thể sử dụng hoặc không sử dụng chất chống đông bởi vậy quá trình thu thập mẫu đơn giản, dễ thực hiện.
Lấy 2ml máu toàn phần, ly tâm mẫu máu lấy huyết tương hoặc huyết thanh.
- Mẫu máu xét nghiệm nên được phân tích trong 2 giờ hoặc bảo quản 2 - 8 độ C để đảm bảo kết quả được chính xác.
- Mẫu huyết tương/huyết thanh được phân tích trên hệ thống máy tự động đã cài đặt xét nghiệm haptoglobin.
- Xem xét và trả kết quả cho khách hàng khi đã kiểm soát chất lượng của xét nghiệm.
5. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả do chất lượng mẫu không đảm bảo hoặc do người bệnh sử dụng một số loại thuốc:
- Mẫu bệnh phẩm không được bảo quản đúng quy định, mẫu bị vỡ hồng cầu.
- Người bệnh sử dụng thuốc làm tăng/giảm nồng độ haptoglobin: Androgen, Corticosteroid, Chlopromazine, Estrogen, thuốc ngừa thai qua đường uống,...
6. Nên xét nghiệm định lượng haptoglobin ở đâu?
Hiện nay có nhiều đơn vị y tế đã thực hiện xét nghiệm haptoglobin trong huyết thanh/huyết tương của bệnh nhân, tuy nhiên để đạt kết quả chính xác, khách hàng nên chọn đơn vị có trang thiết bị, cơ sở hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có trên 24 năm kinh nghiệm luôn khẳng định thương hiệu dịch vụ tốt, công nghệ cao, đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 là lựa chọn hàng đầu khi bạn cần xét nghiệm.
Trung tâm Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm định lượng haptoglobin và ý nghĩa trong chẩn đoán thiếu máu tan máu, nếu bạn có thắc mắc hoặc nhu cầu đặt lịch khám hãy nhấc điện thoại và gọi ngay hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia hàng đầu của bệnh viện tư vấn và giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!